Một số loại bánh chưng khác Bánh chưng

Bánh chưng ngũ sắc

Là loại bánh chưng có 5 màu được cho là tượng trưng cho ngũ hành: Kim - Thủy - Mộc - Hỏa - Thổ[7]. Gạo màu xanh sử dụng từ nước của lá riềng xay, màu vàng từ nghệ tươi, màu đỏ của gấc, màu tím từ nếp cẩm hoặc màu nước lá cẩm. Khi gói bánh, người gói bánh dùng lá ngắn từng loại gạo ra 5 góc trên khuôn gói bánh. Khi đã đổ gạo vào từng vị trí và lèn chặt, người ta rút các lá tạm ngăn ra và gói kín lại. Ngoài màu sắc hấp dẫn thì bánh chưng ngũ sắc còn có mùi vị rất thơm. 5 màu là 5 vị khác nhau, hòa quyện vào nhau nên rất dễ ăn, không bị ngấy.

Bánh chưng gấc

Bánh chưng gấc có phần nếp màu đỏ, thơm ngậy vị gấc. Gạo làm bánh chưng được trộn với ruột gấc giống như chuẩn bị gạo đồ xôi gấc. Cách gói bánh giống như gói bánh chưng thường tuy nhiên thường không quay mặt lá dong màu xanh vào trong để tránh làm bánh bị lẫn mau. Làng Tranh Khúc, Thanh Trì, Hà Nội có nghề truyền thống làm loại bánh chưng này.

Bánh chưng cốm

Nguyên liệu để làm bánh chưng cốm là cốm khô cùng với gạo nếp ngâm với lá thơm tạo màu xanh cũng như mùi thơm đặc trưng. Nhân bánh chưng cốm thường là nhân ngọt, đỗ xanh được nấu giống chè kho, cũng có thêm thịt nạc bên trong. Khi được cắt ra, bánh chưng cốm cũng có 5 màu sắc: Màu vàng ngà của nhân đậu xanh, màu đỏ hồng của thịt lợn ninh nhừ, màu trắng thấp thoáng của nếp dẻo, màu xanh vàng của lá dong hay lá chuối, màu xanh ngọc của cốm. Bánh rất ngon, bùi và thơm hương cốm.

Bánh chưng cẩm

Bánh chưng đen (với màu đen được làm từ tro rơm nếp) của người Dao, Việt Nam

Bánh chưng cẩm (hay còn gọi là bánh chưng đen) là món bánh chưng truyền thống của một số dân tộc ở vùng núi phía Bắc Việt Nam như người Tày[8], người Thái[9], người Dao[10]. Nguyên liệu làm bánh mang đậm hương vị vùng cao: những cọng rơm nếp to, mọng, vàng được gặt về rửa sạch, sau đó phơi khô và đem đốt thành tro, vò mịn, dùng miếng vải xô rây lấy phần mịn nhất của tro. Gạo nếp sau khi được vo sạch sẽ được trộn cùng với tro mịn từ gốc rơm, dạ sao cho những hạt nếp tròn mây mẩy được bao bọc bởi màu đen của tro. Nhân của món bánh này được người Tày trộn thêm cả hành vào nhân thịt mỡ cùng với hạt tiêu vỡ bọc ngoài là đậu xanh. Lá để gói bánh chưng cẩm là những chiếc lá dong rừng bánh tẻ khổ nhỏ có màu xanh đậm.

Bánh chưng chay

Thường hay dùng để cúng lễ ở chùa chiền. Vì nhà tu hành Phật giáo kiêng sát sinh nên không ăn thịt động vật. Loại bánh chưng này có hình thức không khác với bánh chưng thường trừ việc nhân bánh không có thịt mà có thể thay bằng nấm hương[7].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Bánh chưng http://vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/2002/02/3B9B8E... http://vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/2003/03/3B9C61... http://ione.vnexpress.net/tin-tuc/tu-che/bep-nuc/9... http://web.archive.org/web/20080208123600/http://w... http://dantri.com.vn/c20/s20-554637/lang-mat-mia-v... http://laodong.com.vn/an-choi-nhay-mua/doc-dao-huo... http://www.tuoitre.com.vn/tianyon/Index.aspx?Artic... http://www.cema.gov.vn/modules.php?name=News&op=de... http://laichau.gov.vn/view/tin-cac-dia-phuong/deo-... http://toquoc.vn/Sites/DesktopModules/Print/printN...